CÁCH LÀM TIÊU BẢN CÔN TRÙNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP 1

CÁCH LÀM TIÊU BẢN CÔN TRÙNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP

5/5 - (12 votes)

Các bộ tiêu bản côn trùng của bảo tàng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà khoa học trả lời các câu hỏi về đa dạng sinh học và cung cấp dữ liệu có thể được sử dụng cho các nghiên cứu bảo tồn. Mỗi mẫu tiêu bản trong bộ sưu tập côn trùng đều kể một câu chuyện và tất cả chúng cùng nhau góp phần tạo nên câu chuyện về sự sống trên Trái đất. Hãy hình dung hàng triệu mẫu vật được dán nhãn làm tiêu bản sẽ là hàng triệu câu chuyện để kể về địa điểm, thời gian và cách nó được thu thập.

DỤNG CỤ CHUẨN BỊ

  • Một hộp đựng có nắp kín: Chọn lọ to hơn kích thước của con côn trùng, nhưng không cần to quá. Bạn sẽ tốn nhiều cồn nếu ngâm con côn trùng nhỏ vào lọ to. Đảm bảo lọ thủy tinh có nắp đậy kín khít và không có bất cứ kẽ hở nào.
  • Cồn tẩy rửa: Rót cồn tẩy rửa vào lọ thủy tinh nhỏ đến nửa lọ. Cồn sẽ bảo quản xác của côn trùng, chống thối rữa, khô quắt hoặc tan ra thành nhiều mảnh. Phần lớn cồn tẩy rửa là dung dịch 70% – nồng độ này là thích hợp để bảo quản côn trùng. Cồn tẩy rửa có nồng độ cao hơn – 80 hoặc 85% – cũng tốt, vì một số côn trùng có lớp vỏ ngoài cứng nên được bảo quản trong cồn có nồng độ cao. Đơn cử một số động vật nên ngâm trong cồn có nồng độ cao là: Nhện, ong, bò cạp,…
  • Tấm xốp lớn. Tiêu bản côn trùng cũng thường được ghim trên gỗ bần thay vì tấm xốp.
  • Kẹp ghim côn trùng: Tôi khuyên bạn nên sử dụng một cặp này vì cánh bướm rất mỏng manh và bạn sẽ muốn giảm thiểu việc cầm nắm.
  • Đinh ghim côn trùng.
  • Giấy sáp: Cắt thành các dải hẹp, bạn sẽ sử dụng những giấy này để giữ các cánh cố định khi bướm khô.
  • Khung gỗ trưng bày.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIÊU BẢN

Về cơ bản, làm tiêu bản côn trùng cũng khá giống với cách làm tiêu bản bướm, do chúng có những đoạn chân đốt, cánh và râu. Tuy nhiên các bước thực hiện sẽ khác nhau đôi chút, tùy từng loại côn trùng. Dưới đây là các bước chung nhất:

BƯỚC 1: CHỌN MẪU CÔN TRÙNG LÀM TIÊU BẢN

Việc chuẩn bị mẫu vật có chất lượng cao rất quan trọng, không chỉ vì lý do thẩm mỹ mà còn cho khả năng bảo quản lâu dài phục vụ nghiên cứu.

Tìm một con côn trùng đã chết. Côn trùng có ở khắp mọi nơi: Trên cửa sổ trong nhà, những cánh đồng, bãi cỏ, cánh rừng, thậm chí ở trong mạng nhện gần đó. Hẳn là bạn muốn bảo quản một con côn trùng còn nguyên vẹn. Nếu con côn trùng đã chết nhiều ngày trước và đang phân huỷ hoặc rã ra thì việc bảo quản sẽ kém hiệu quả. Lưu ý rằng côn trùng thân mềm được bảo quản trong cồn là phổ biến nhất.

Chúng tôi phản đối hành động giết côn trùng chỉ để làm tiêu bản vì khía cạnh đạo đức, Nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt đối với các loại động vật nguy cấp, có trong sách đỏ.

Cẩn thận đặt con côn trùng vào lọ. Hãy nhẹ nhàng và thật cẩn thận khi cầm con côn trùng: Chúng rất mỏng manh và dễ bị dập nát. Tốt nhất là bạn nên dùng kẹp gắp hoặc nhíp để giữ con côn trùng, vì các bộ phận của côn trùng có thể bị gãy hoặc hư hại nếu bạn cầm bằng tay và hơn nữa, một số loại côn trùng có thể gây thương tích bằng những chiếc răng nanh, móng vuốt. Hoặc an toàn tránh các loại vi trùng sống kí sinh trên cơ thể mẫu vật.

Rót tiếp cồn tẩy rửa vào cho đầy lọ. Chỉ thực hiện bước này khi con côn trùng đã chìm xuống đáy lọ. Từ từ rót cồn cho đầy lọ. Nếu rót quá nhanh, bạn có thể làm gãy hoặc làm hỏng tiêu bản. Đậy nắp lọ cho kín và cất ở nơi an toàn. Nếu định làm một bộ sưu tập lớn, tốt nhất bạn nên dành riêng một mặt bàn để bày các lọ tiêu bản.
Để các lọ côn trùng ở xa thức ăn, trẻ em và vật nuôi.

CÁCH LÀM TIÊU BẢN CÔN TRÙNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP 2

* Chú ý:

Nếu giết côn trùng bằng cách làm chúng ngạt mới khiến chung giẫy giụa và tự chúng sẽ làm gẫy cánh, chân, đặc biệt là cách cho vào túi nilon. Nếu làm ngạt bằng cồn, ete thì phân của chúng sẽ không được bài tiết. Chẳng hạn chuồn chuồn là nhóm côn trùng săn mồi rất mạnh, nên chúng bài tiết rất nhiều vì vậy giữ lại một lượng phân lớn trong cơ thể chuồn chuồn chắc chắn sẽ không có mẫu vật hoàn hảo (đó là cách cả thế giới người ta làm và làm cách đây hàng trăm năm, và dù đã thử rất nhiều cách khác, tôi thấy đó quả là cách tốt nhất)

Để chuồn chuồn vào trong phong bì hoặc túi buớm là một cách cố định mẫu vật, chúng dù có giẫy cũng không thể tự làm hỏng mẫu. Nếu sau khi côn trùng chết, nếu không xử lý bằng aceton chắc chắn quá trình phân hủy sẽ xảy ra. Tuy nhiên nếu ngâm ngay vào acetone, ngoài việc lượng phân vẫn còn lưu lại trong tiêu bản côn trùng, actetone sẽ rút nước ra khỏi cơ thể côn trùng, ngoài ra, trong cơ thể chuồn chuồn có rất nhiều chất béo, acetone cũng sẽ hòa tan các chất này và khiến cho tiêu bản được cố định. Các khớp của các phần cơ thể của chuồn chuồn rất dễ gẫy do cơ thể mỏng manh, sau khi được xử lý bằng acetone, các phần khớp này co lại do mất nước, tránh sự gẫy nát tiêu bản. Có rất nhiều lý do để người ta xử lý actone với tiếu bản chuồn chuồn không chỉ đơn giản là rút nước để cho vi sinh vật mất môi trường hoạt động.
Thực chất việc ngây ngạt chuồn chuồn làm chúng chết đột ngột không trực tiếp làm chúng mất mầu, mầu sắc của chuồn chuồn có 2 loại, mầu hóa học và mầu vật lý, mầu hóa học sẽ rất dễ bị các vi khuẩn phân hủy, nếu không để chúng giải phóng hết phân ra khỏi cơ thể, đó sẽ là một lượng lớn ổ vi khuẩn và dù có xử lý actone hay cồn thì nước trong phân sẽ vẫn còn rất nhiều, do chuồn chuồn có lớp vỏ kitin có thể bọc và bảo vệ chỗ phân trong bụng. Chính ổ vi khuẩn này sẽ hoạt động và sẽ phân hủy phần thịt cũng như các sắc tố hóa học của chuồn chuồn làm mất đi mầu sắc tự nhiên của chúng. Không có cách nào tốt hơn nếu muốn loại hết phần thức ăn của nhóm côn trùng săn mồi này ngoài cách để chúng thải một cách tự nhiên.
Chuồn chuồn là nhóm có đời sống trên cạn cũng tương đối lâu so với nhiều nhóm côn trùng nên chúng có thể sống một thời gian (0,5-3 ngày) nếu không ăn, đây cũng là thời gian đủ để chúng giải phóng hết phân ra khỏi cơ thể.
Nếu làm ngạt bằng túi nilon sẽ rất bất tiện vì ta không thể cho tất cả chúng vào trong túi, chúng sẽ bay, giẫy đạp, cắn xé lẫn nhau, kết quả là không còn một tiêu bản nào tử tế. Còn nếu làm với từng cá thể thì việc này e rằng còn mất thời gian hơn, ngoài ra chúng cũng vẫn giẫy, đạp vì ở trong trạng thái tự do (không được cố định trong túi bướm hay phong bì) đó là chưa kể đến lượng phân lớn vẫn còn trong bụng chuồn chuồn, rất khó loại phân và nước ra khỏi cơ thể chúng sau đó, khi chúng đã chết.
Để chuồn chuồn chết tự nhiên cũng phù hợp với điều kiện thực địa, khi ban ngày chúng ta thu thập mẫu vật, đặt chúng vào túi bướm, rồi về xếp vào các hộp, buổi tối hôm sau có thể kiểm tra và cho những tiêu bản vừa chết vào acetone. Rất tiết kiệm thời gian vì chúng ta có thời gian rỗi vào buổi tối, không ai khuyên chúng ta nên đi bắt chuồn chuồn vào buổi tối! Acetone sẽ bốc hơi rất nhanh nên chúng ta cũng sẽ không mất nhiều thời gian làm khô mẫu.
Với kinh nghiệm của mình, theo tôi, việc dùng túi tam giác (loại túi bắt bướm) và hộp tam giác trong thu thập côn trùng là tiện hơn cả, tuy nhiên việc luồn kim côn trùng vào cơ thể mẫu vật thì nên được cân nhắc, vì nếu làm không khéo, thay vì việc cố định mẫu vật, bạn sẽ phá hỏng phần ngực trước, nơi mà phần phụ của con đực tóm vào, và hình dạng của ngực trước quyết định tới việc định loại trong nhiều trường hợp, nó ăn khớp với phần phụ của con đực như ổ khóa với chìa khóa, vì vậy đôi khi chúng là đặc điểm vô cùng quan trọng trong việc tách loài. Bạn có thể lựa chọn cách làm của mình, tùy vào điều kiện (kim côn trùng không rẻ và bạn cần nhiều cỡ khác nhau), thời gian (cố định bằng ghim bấm sẽ mất thời gian hơn) của đợt khảo sát.

BÙ NƯỚC CHO TIÊU BẢN:

Việc xử lý các mẫu vật sẽ được chuẩn bị cần phải được thực hiện khi các mẫu vật mềm dẻo, từ mẫu cồn, hoặc mẫu khô đã được ủ nước qua đêm.Nếu bạn định tạo dáng cho con côn trùng, bạn sẽ phải bù nước cho chúng. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu bạn vẫn có thể nhúc nhích các chân của côn trùng một chút mà không khó khăn gì.

Tìm một hộp đựng có nắp đậy kín. Dấp một ít cồn vào một miếng giẻ hoặc vài tờ khăn giấy cho ẩm và lót dưới đáy hộp. Bạn có thể dùng ethanol, cồn isopropyl, thậm chí là dung dịch tẩy sơn móng tay. Đừng đặt con côn trùng trực tiếp lên khăn ướt. Đặt một mảnh vải gấp lại hoặc vài tờ khăn giấy khô lên trên khăn ướt và đặt con côn trùng lên bề mặt khô. Mục đích của bạn là giữ cho con côn trùng khô trong khi tiếp xúc với hơi cồn. Bí quyết ở đây là dùng nhiều lớp khăn khô.
Hầu hết côn trùng vỏ cứng sẽ đủ ẩm trong 3 ngày. Những con bọ to hơn mất ít nhất 5 ngày. Bạn có thể kiểm tra hàng ngày; khi các chân của côn trùng có thể di chuyển được dễ dàng nghĩa là đã đạt yêu cầu.
Tiêu bản có thể bị ướt nếu bạn dùng quá nhiều cồn hoặc chỉ dùng khăn giấy, hoặc để quá lâu. Điều này có thể khiến tiêu bản bị giảm chất lượng hoặc thối rữa. Bạn có thể tránh tình trạng này bằng cách lót thêm các lớp khăn khô để tách côn trùng khỏi khăn ướt.
Nếu con côn trùng của bạn bắt đầu có dấu hiệu xấu đi, đừng nhặt con côn trùng ra. Lấy tờ giấy khô có con côn trùng bên trên ra ngoài và chờ cho khô, sau đó thử bù nước lại khi nó không còn ướt.

CÁCH LÀM TIÊU BẢN CÔN TRÙNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP 3

BƯỚC 2: XÒE VÀ ĐỊNH VỊ CÔN TRÙNG

Ghim được sử dụng cho côn trùng trung bình đến lớn. Ghim côn trùng học có thể được mua ở hầu hết các công ty cung cấp sinh học. Các chân côn trùng có kích thước từ 000 đến 7, trong đó 7 là lớn nhất. Kích thước 2 hoặc 3 được sử dụng phổ biến nhất. Các chốt thông thường được làm bằng thép lò xo sơn mài, có chiều dài khoảng 3,5 cm. Ghim côn trùng được làm bằng thép không gỉ, sẽ không bị gỉ. Hầu hết thời gian, ghim được cắm vào giữa lồng ngực, nhưng với bọ cánh cứng, ghim được cắm vào vỏ cánh.

Sau khi được định vị theo cách bạn mong muốn, hãy để mẫu vật của bạn cố định trong khoảng 3 ngày để làm khô. Sau khi các mẫu vật khô, chúng có thể được lấy ra khỏi xốp của tấm ván trải và cho vào hộp bảo quản.

BƯỚC 3: GHIM CÔN TRÙNG LÊN BẢNG

Ghim phải được cắm vào trong ngực, là vùng giữa của cơ thể. Côn trùng đối xứng hai bên (bên trái và bên phải trùng lặp), vì vậy chốt luôn được cắm hơi lệch về bên phải của đường giữa. Đối với côn trùng có thân mình dày, bạn nên dùng kim dày hơn (và dùng kim mỏng hơn để ghim những con côn trùng nhỏ hơn). Bất cứ loại xốp nào cũng có thể dùng được, miễn là không để côn trùng khỏi bị rơi ra.

Ghim kim vào con côn trùng. Ghim là phương pháp hiệu quả nhất để bảo quản côn trùng thân cứng. Ghim chiếc kim vào phần ngực (phần giữa) của xác côn trùng sao cho ngập khoảng 2/3 con côn trùng; ý định ở đây là bạn có thể cầm kim để nhấc con côn trùng lên mà không cần chạm vào nó. Với bọ cánh cứng, bạn hãy ghim vào giữa lớp áo cánh bên phải của nó.

CÁCH LÀM TIÊU BẢN CÔN TRÙNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP 4

BƯỚC 4: HONG KHÔ VÀ BẢO QUẢN

Gắn con côn trùng lên tấm xốp, ghim kim xuống tấm xốp đến độ sâu khoảng 1,5 cm. Cẩn thận kẻo làm gãy con côn trùng. Bạn có thể để nguyên như vậy hoặc dùng thêm kim ghim để chỉnh tư thế cho tiêu bản. Nếu là con côn trùng to, hãy đảm bảo nó đã được bù nước đủ để bạn có thể di chuyển các chân mà không làm gãy. Đừng ghim kim xuyên qua khi chỉnh chân côn trùng. Thay vào đó, bạn hãy ghim kim lên tấm xốp sao cho các chân côn trùng tựa vào đầu ghim. Khi con côn trùng khô đi, các chân của nó sẽ cố định tại chỗ. Nếu không cố định được các chân này, bạn có thể ghim 2 chiếc kim thành hình chữ X để giữ chân côn trùng trên khía chữ V của 2 chiếc kim như chiếc võng.

Chờ cho con côn trùng khô. Tuỳ vào kích thước của tiêu bản, thời gian này có thể mất từ 1 ngày đến 2 tuần. các côn trùng nhỏ như bọ rùa sẽ khô trong khoảng 1 ngày, ong mất 3 ngày, còn các con lớn hơn có thể mất đến 1 tuần hoặc lâu hơn mới khô. Bạn có thể thử xem tiêu bản đã khô chưa bằng cách cầm ghim ấn vào chân con côn trùng; nếu nó bị di chuyển thì bạn phải chờ thêm, còn nếu nó vẫn không nhúc nhích thì nghĩa là đã khô. Khi côn trùng đã khô, bạn có thể gỡ ghim chống ra và ghim tiêu bản vào hộp trưng bày.

CÁCH LÀM TIÊU BẢN CÔN TRÙNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP 5

BƯỚC 5: DÁN NHÃN, ĐÓNG KHUNG TIÊU BẢN CÔN TRÙNG

Đoán xem bước tiếp theo là gì … dán nhãn! Như đã đề cập trước đây, các mẫu vật kể một câu chuyện quan trọng. Một khối dán nhãn được sử dụng để dán bên dưới mẫu vật. Bất kỳ mẫu tiêu bản nào được chuẩn bị và dán nhãn đều đã sẵn sàng để nhận dạng và đưa vào bộ sưu tập.

Mọi mẫu vật trong bộ sưu tập của bạn phải được dán nhãn thích hợp. Các mẫu vật thiếu dữ liệu thu thập thích hợp không có nhiều giá trị khoa học. Nhãn có thể được viết tay bằng mực chống cồn, hoặc được in bằng máy in laser. Nhãn in dễ đọc hơn nhiều so với nhãn viết tay.  Nhãn phải được đặt bên dưới với thân mẫu. Xác định chi vào loài của con côn trùng và in ra rõ ràng trên một mảnh giấy. Bạn cũng nên ghi địa điểm và ngày tìm được con côn trùng, tên người sưu tập tiêu bản. Một số nhà sưu tập còn ghi chú về môi trường xung quanh khi thu thập con côn trùng: Đang ăn lá cây, tìm thấy dưới khúc gỗ, v.v…Ghim mảnh giấy với chiếc kim chính ghim con côn trùng, hoặc gắn mảnh giấy ở gần tiêu bản khi đóng khung.

Cơ bản nhất của tên nhãn phải giới thiếu được loài côn trùng, ngày tháng lấy mẫu, địa điểm,..

Ví dụ: Bướm khế – 15/7/2013 – Tây Nguyên

Khi làm tiêu bản côn trùng, bạn phải biết mình đang xử lý loài nào. Đây là một khâu đặc biệt quan trọng nếu bạn làm tiêu bản côn trùng vì mục đích khoa học. Nếu không đóng khung, bạn có thể bảo quản tiêu bản bằng cách cất trong ngăn tủ hoặc bộ ngăn kéo, thậm chí cho vào hộp gỗ đựng xì gà. Bỏ vài viên băng phiến vào hộp để chống động vật ăn xác thối, nhưng bộ sưu tập tiêu bản của bạn nên được kiểm tra hàng tháng để xem có bị hư hại hay không. Nếu bộ tiêu bản của bạn không được chăm sóc đúng cách, nó sẽ bị sâu bệnh phá hủy và tất cả thời gian và tiền bạc đổ vào đó sẽ bị lãng phí.

CÁCH LÀM TIÊU BẢN CÔN TRÙNG ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP 6

LƯU Ý

  • Đối với côn trùng quá nhỏ để ghim. Có thể dùng loại keo trắng thông dụng. Sau khi đặt các mẫu thử với mặt dưới hướng lên trên, đầu của điểm sẽ được chấm một lớp keo và mỗi mẫu được dán vào đầu điểm.
  • Đặt tiêu bản côn trùng tránh ánh nắng trực tiếp để khỏi bị phai màu.
  • Nhiều website hữu ích có thể giúp bạn định danh con côn trùng. Bạn có thể xem BugGuide.net hoặc InsectIdentification.org.
  • Đừng cố sửa tư thế con côn trùng mà không bù nước cho nó, vì các chân của côn trùng sẽ bị gãy.
  • Nhẹ tay với các côn trùng. Chúng mỏng manh hơn bạn tưởng đấy.
  • Luôn rửa tay trước và sau khi cầm vào côn trùng.
  • Tuyệt đối không hít hơi cồn tẩy rửa.
  • Nếu bạn không muốn sở hữu một bộ sưu tập côn trùng, nhưng vẫn muốn tìm hiểu về thế giới côn trùng đa dạng, thì chụp ảnh côn trùng sống có thể là lựa chọn tốt hơn cho bạn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shopping Cart